Tôi dự báo USD duy trì đã tăng và Gold sẽ tiếp tục giảm về 1760$

Chỉ còn 1 tuần nữa là sẽ kết thúc năm 2021, năm dịch bệnh khiến cho kinh tế thế giới tiếp tục điêu đứng. Những tác động của dịch bệnh sẽ còn kéo dài nữa trong nhiều năm tới. Trong tuần cuối cùng của năm nhiều khả năng xu hướng thị trường sẽ không có nhiều thay đổi bất ngờ.

Điểm lại những tin tức chính chúng ta cần lưu ý:

Chính sách tiền tệ của FED đã thay đổi theo hướng thắt chặt hơn và sẵn sàng tăng lãi suất 2-3 lần trong năm 2022. Điều này làm cho thị trường hoài nghi khả năng trong quý 2 là FED đã bắt đầu lộ trình tăng lãi suất lại.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 15/12 cho biết họ sẽ bắt đầu giảm mua tài sản ngay từ tháng 1/2022 (mỗi tháng giảm 30 tỷ USD) và sẽ kết thúc việc mua trái phiếu thời kỳ đại dịch vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4/2022, mở đường cho 3 đợt tăng lãi suất dự kiến với biên độ 0,25 điểm % từ giữa năm 2022, đưa mức lãi suất điều hành lên 0,9% cuối năm 2022 và có thể còn tăng tiếp 2-3 lần trong 2023-2024 với lý do chính là nền kinh tế Mỹ đang đạt được tối đa hóa việc làm và lạm phát toàn cầu cũng như tại Mỹ gia tăng nhanh.
Động thái này dù đã được chờ đợi, nhưng tốc độ thắt chặt tiền tệ của FED sẽ diễn ra nhanh hơn ít nhất là một quý so với các công bố tháng 6 và tháng 9 vừa qua. Theo TS. Cấn Văn Lực, điều này chứng tỏ hai điều. Một là, FED quan ngại đối với lạm phát tăng nhanh và kéo dài hơn dự báo trước đây (nghĩa là đa số các thành viên của Ủy ban Thị trường mở – FOMC của FED hiện nay cho rằng lạm phát không chỉ là tạm thời, mà kéo dài 1-2 năm). Thực vậy, đa số các dự báo gần đây đều cho rằng lạm phát toàn cầu tăng nhanh (từ mức 2% năm 2020 lên khoảng 3,2% năm 2021 và còn tăng nhẹ lên 3,3% năm 2022). Chỉ số CPI của Mỹ tháng 11/2021 tăng 6,8% so cùng kỳ, cao nhất từ năm 1982, dự báo bình quân cả năm 2021 sẽ là 3,6% và khoảng 2,6% trong năm tới, cao hơn mức dự đoán 2,2% được đưa ra hồi tháng 9. Nhưng lạm phát sau đó sẽ giảm xuống 2,3% vào năm 2023 và 2,1% vào năm 2024. Hai là, kinh tế Mỹ đang phục hồi tốt, dự báo tăng trưởng khoảng 5,5% năm 2021 (giảm nhẹ 0,2 điểm % so với dự báo tháng 9) và 4,2% năm 2022 (cao hơn 0,4 điểm % so với dự báo tháng 9).
Chúng ta cần hiểu là lý do dịch bệnh quá bất ngờ cho nên FED buộc phải thay đổi nhanh chóng chính sách từ ổn định sang nới lỏng trong vòng chỉ hơn 1 tháng. Điều này mang tính chất để đối phó với dịch bệnh chứ không phải là sự suy thoái kinh tế theo chu kỳ. Do vậy khi dịch bệnh được kiểm soát và các hoạt động kinh tế trở lại bình thường có thể FED sẽ cần đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách lại.
Do vậy, có thể khi các thông tin thắt chặt chính sách tiền tệ được đưa ra thì nhà đầu tư sẽ có hành động nhanh hơn với việc dịch chuyển dòng tiền từ các kênh đầu tư sang các dạng tài sản mà đặc biệt đó là nắm giữ USD sẽ giúp giảm rủi ro. Điều này khiến cho đồng USD liên tục tăng trong nhiều tháng qua và hiện tại tôi vẫn đang cho rằng USD sẽ còn tăng mạnh nữa trong nhiều tháng tới.
Chỉ số DXY vẫn đang trong một xu hướng tăng, được hỗ trợ bởi trendline tăng từ giữa năm nay, nguyên nhân là kể từ giữa năm nay là FED đã bắt đầu có các động thái cắt giảm QE và thị trường đồn đoán việc tăng lãi suất rồi. Do đó chính là những thông tin để thị trường lấy làm căn cứ cho BUY THE RUMOR.
Trong lý thuyết chỉ ra sự tương quan giữa lợi suất trái phiếu Mỹ và USD là thuận chiều trong chu kỳ tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế. Hiện tại kinh tế thế giới cũng đã bước vào giai đoạn ổn định trở lại, chúng ta đã sống chung với dịch và hầu hết đều đã được tiêm vaccine phòng ngừa cho nên tâm lý người dẫn cũng đã tích cực trở lại. Vì vậy không có lý do gì các chính phủ phải tiếp tục bơm tiền từ các gói QE nữa.
Khi dòng tiền QE giảm đi thì các doanh nghiệp và cá nhân sẽ phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo các hoạt động kinh tế và doanh thu vẫn ổn định. Trong giai đoạn phục hồi thì kinh tế Mỹ vẫn luôn là đầu tàu, do đó không khó để giải thích USD sẽ tiếp tục trở thành đồng tiền ổn định nhất trong thời gian tới. Đà tăng của USD sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi FED tăng lãi suất xong và chuyển dần sang chính sách thận trọng.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG – XAUUSD
Về phân tích cơ bản: các tin tức tác động đến Vàng hầu như không còn nhiều, các vấn đề địa chính trị lắng xuống cũng là thời điểm mà USD và Vàng quay trở lại mối tương quan nghịch đảo. Vậy khi tôi nhận định USD tăng thì không ngoài khả năng Vàng sẽ quay trở lại xu hướng giảm.

Phân tích kỹ thuật:
Trên hình anh em có thấy Vàng đang tạo mô hình VDV không, đó chính xác là một mô hình đang được hình thành, vùng kháng cự rất nhạy cảm 1815/oz chính là vùng tạo nến rút chân sau cuộc họp của FED.
Khi giá tăng lại vùng này và không thể breakout được mà tạo lại dạng mô hình 2 đỉnh thì rất có thể giá sẽ giảm hoàn thành 2 đỉnh và cũng là dấu hiệu xác nhận mô hình VDV được xác nhận rõ ràng hơn.
Tâm lý thị trường trên đồ thị được thấy thiên về áp lực bán nhiều hơn. Các tin tức thật sự khiến cho vàng tăng là các lo ngại lạm phát và rủi ro địa chính trị thì đều không còn là hot key drive nữa cho nên tôi cho rằng thời điểm này cuối năm dương lịch Vàng sẽ không còn sức hấp dẫn.
Vùng kháng cự rất quan trọng 1815/oz giá đã test và giảm lại.
Vùng hỗ trợ tiếp theo là đáy cũ thời điểm trước khi FED công bố chính sách tiền tệ 1760/oz
Nhận định:

Theo phân tích trên hình tôi duy trì quan điểm Vàng sẽ giảm mạnh lại vùng 1760/oz
Chiến lược giao dịch tham khảo: Sell Vàng vùng kháng cự 1806-1810/oz. Stop loss: 1820/oz. Take profit vùng hỗ trợ 1760/oz
Chart PatternsFundamental AnalysisGoldgoldforecastgoldideagoldtradingTrend AnalysisXAUUSDxauusdanalysisxauusdforecastxauusdsellxauusdsignal

และใน:

การนำเสนอที่เกี่ยวข้อง

คำจำกัดสิทธิ์ความรับผิดชอบ