Trong những phiên giao dịch đầu tuần này, giá vàng quốc tế đã tăng từ mức 2.287$ lên mức 2.341$. Tuy nhiên, sau khi FED giữ nguyên lãi suất và cho biết sẽ chỉ tăng lãi suất 1 lần trong năm nay, giá vàng đã giảm xuống 2.295$
Thế nhưng, sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ được công bố, lại giảm so với dự kiến khiến thị trường lại gia tăng kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay, chứ không phải 1 lần như tuyên bố trước đó của Chủ tịch FED. Điều này đã đẩy giá vàng tăng lên mức 2.336$ và đóng cửa tuần ở mức 2.332$
Trong khi dữ liệu kinh tế của đất nước chỉ ra xu hướng giảm phát, điều này được cho là sẽ dẫn đến lãi suất thấp hơn, các ngân hàng trung ương được giao nhiệm vụ cắt giảm đang hành động thận trọng hơn. Lãi suất thấp hơn sẽ là chất xúc tác tích cực cho Vàng vì chúng sẽ giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ tỷ giá sẽ giảm khi nào và ở mức độ nào.
Việc công bố dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm phát của Hoa Kỳ vào thứ Năm tuần trước, thước đo tăng trưởng giá “tại cổng nhà máy” của thị trường, đã cung cấp thêm bằng chứng về việc giảm áp lực lạm phát, cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể chuyển sang cắt giảm lãi suất trong thời gian gần đây.
Trong tuần tới, do không có số liệu kinh tế quan trọng của Mỹ được công bố, nên số liệu CPI có thể vẫn có dư âm tác động đến giá vàng tuần tới, có nghĩa giá vàng có thể sẽ tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, mức độ phục hồi sẽ không lớn do các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với giá vàng trong ngắn hạn.
Về dài hạn, giá vàng có thể vẫn còn tăng mạnh, vì các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục mua vào. Hơn nữa, vai trò của đồng USD có thể sẽ giảm dần khi khối BRICS đang tìm cách loại USD ra khỏi giao dịch của khối. Trường hợp Petrodollars đổ vỡ và khối BRICS+ ngày càng mở rộng, thì sức mạnh của USD chắc chắn sẽ giảm sút so với trước đây. Điều này cộng với việc nhiều NHTW gia tăng mua vàng dự trữ để giảm bớt tỷ trọng USD, sẽ tác động tích cực đến giá vàng trong dài hạn.