XAUUSD đã nhận được nhiều hỗ trợ hơn bởi dữ liệu CPI của Hoa Kỳ cho thấy lạm phát tiếp tục chậm lại, điều này khiến đồng USD kém hấp dẫn khi Fed có ít triển vọng tăng lãi suất hơn, dẫn đến Vàng cùng các loại tiền tợ lớn khác không phải là Dollar Mỹ được hưởng lợi.

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) công bố, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 6 giảm xuống 3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn một chút so với mức dự kiến 3,1% và thấp hơn mức 4% của tháng 5, đồng thời tỷ lệ lạm phát cơ bản cũng giảm xuống 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này không ảnh hưởng đến việc Fed tăng lãi suất vào tháng 7, nhưng thị trường sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng tăng lãi suất một lần nữa trước cuối năm, và triển vọng 50 điểm cơ bản được dự đoán bởi biểu đồ Dotplot công bố ở kỳ FOMC trước đó sẽ bị lay chuyển và có thể không đi đúng kỳ vọng.

Lạm phát là mối lo ngại lớn đối với nền kinh tế Hoa Kỳ và các nền kinh tế toàn cầu trong suốt khoảng thời gian qua kể từ đại dịch Covid – 18+.
Để đối phó với lạm phát, Fed cũng như các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đã thực hiện một loạt các đợt tăng lãi suất.
Sau khi tăng lãi suất 10 lần liên tiếp, Fed đã tăng tổng cộng 500 điểm cơ bản và tạm dừng lần đầu tiên vào tháng 6, và đây cũng là tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất trong 4 thập kỷ.

Lãi suất tăng khiến việc vay mượn trở nên đắt đỏ hơn và không thúc đẩy có thêm các khoản đầu tư mới vào nền kinh tế.
Fed hy vọng điều này sẽ ngăn chặn dòng tiền mới và làm chậm tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Sự phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra đã mang lại nhiều việc làm hơn nhiều so với những người lao động có thể lấp đầy chúng.
Với nhiều việc làm hơn nhiều so với người lao động, nhiều người trong thị trường việc làm có thể mua sắm, so sánh lợi ích và thương lượng tăng lương, giúp dẫn đến tăng lương và dẫn đến lạm phát tiền lương.

Có nhiều tranh cãi về vấn đề tiền lương tăng có tạo ra lạm phát hay không, nhưng việc Fed đang phải “điều hoà” thị trường việc làm đã minh chứng cho điều này, là tiền lương tăng sẽ dẫn đến người tiêu dùng chi tiêu ngay cả khi giá cả tăng và nhu cầu sẽ vượt qua khả năng cung cấp của thị trường và dẫn đến lạm phát. Vì vậy, ở góc độ cá nhân và là người hoạt động tài chính thì tôi nghiêng về quan điểm tiền lương tăng sẽ tạo ra lạm phát nhiều hơn.

Thêm dữ liệu lạm phát khác của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm, với chỉ số giá sản xuất (PPI) dự kiến sẽ giảm xuống 6,1% từ mức hàng năm là 6,6%. Ngoài ra, báo cáo yêu cầu thất nghiệp hàng tuần cũng sắp được công bố.

Phân tích triển vọng kỹ thuật giá XAUUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, vàng hầu như đã đạt được các yếu tố kỹ thuật để đủ điều kiện tăng giá nhiều hơn nữa với mức hoạt động phá vỡ kênh giá (a) và (b), ở trên mức Fibonacci 0.50% và đường trung bình động EMA21 cùng Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên chưa đạt được khu vực quá mua.
Tuy nhiên, với việc Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên gần đạt mức quá mua thì khu vực xung quanh Fibonacci 0.382% sẽ được kỳ vọng như một vị trí để tạo ra điều chỉnh giảm về mặt kỹ thuật nhưng mức giảm sẽ bị hạn chế bởi cạnh trên của 2 kênh giá (a) và (b) khoảng giá 1.950USD.
Sẽ là một trường hợp tăng nhiều hơn nữa nếu mức Fibonacci 0.382% bị phá vỡ và mức mục tiêu sau đó sẽ vào khoảng 2.000 – 2.005USD.
Nhìn vào bức tranh lớn, triển vọng kỹ thuật của vàng hiện tại là tăng giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.950 – 1.936USD
Kháng cự: 1.967USD

Sau cùng, BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
ForexFundamental AnalysisgiavanggoldtradingTechnical IndicatorsTrend AnalysisXAUUSD

Nhà xuất bản, sáng lập CSGVN.COM
Telegram: t.me/csg2019
Channel: t.me/csgvn2024
Zalo: zalo.me/g/ntjftr594
facebook.com/groups/chuyensaugold
และใน:

การนำเสนอที่เกี่ยวข้อง

คำจำกัดสิทธิ์ความรับผิดชอบ