TIN TỨC THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên trong phiên đầu tuần 23/1 khi nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm dừng tăng lãi suất. Nhiều doanh nghiệp lớn dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tuần này. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite diễn biến khả quan nhất khi tăng 2,01% lên 11.364 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 254 điểm, tương đương 0,76%, và đóng cửa ở gần 33.630 điểm. S&P 500 tăng 1,19% lên 4.020 điểm. Theo CNBC, các nhà đầu tư đã bắt đầu xem xét khả năng Fed chuẩn bị giảm nhịp độ nâng lãi suất trong cuộc chiến chống lạm phát sau nhiều tháng thắt chặt quyết liệt. Các số liệu mới được công bố trong tuần trước cho thấy chỉ số giá sản xuất và doanh số bán lẻ đều đi xuống. Thêm vào đó, phát biểu của các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ cũng gợi ý về việc chính sách tiền tệ sẽ dễ thở hơn trước. Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 22/1 cho rằng Fed có khả năng sẽ giảm nhịp độ nâng lãi suất trong cuộc họp tới, đồng thời xem xét việc dừng tăng lãi suất hoàn toàn trong mùa xuân này. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết hôm thứ 2 rằng nhìn chung, bà có “cảm giác tốt rằng lạm phát đang giảm xuống”. “Thị trường lao động Mỹ vẫn rất thắt chặt,” Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói thêm. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình WNL của Hà Lan vào ngày 22/1, ông Klaas Knot, một thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết ECB sẵn sàng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong hai tháng 2 và 3/2023, và sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong hai tháng sau đó. Trong một cuộc phỏng vấn khác với tờ La Stampa của Italy cùng ngày, ông Knot cho rằng còn quá sớm để nói đến việc ECB có giảm tốc độ tăng lãi suất vào mùa Hè hay không. Theo ông Knot, những rủi ro đối với triển vọng lạm phát sẽ trở nên cân bằng hơn và đó là khi ECB có thể giảm tốc độ tăng lãi suất từ 50 điểm cơ bản xuống 25 điểm cơ bản. Tuy nhiên, thời điểm đó vẫn chưa tới. Trước đó, nhà kinh tế trưởng của ECB Philip Lane trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times vào ngày 17/1 cho rằng ECB phải tăng lãi suất đến mức bắt đầu hạn chế tăng trưởng kinh tế, trong khi mức lãi suất đỉnh sẽ phụ thuộc vào cách nền kinh tế phản ứng với chu kỳ thắt chặt chính sách nhanh nhất lịch sử của ngân hàng này. ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 2,5 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 trong nỗ lực ngăn chặn lạm phát leo thang ở mức kỷ lục. Nhưng các nhà hoạch định chính sách đã nhấn mạnh họ sẽ cần tăng lãi suất cao hơn nữa để lạm phát - hiện quanh mức 10% - trở lại ngưỡng mục tiêu 2% vào khoảng năm 2025.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG có 3 yếu tố ảnh hưởng đến vàng trong năm nay. Đó là lạm phát, sức mạnh của đồng USD và lãi suất Quỹ liên bang. Các yếu tố này đều đang chững lại hoặc đảo chiều đã hỗ trợ đà tăng của vàng thời gian gần đây. Tất cả ba yếu tố chính này đã bắt đầu một động thái đảo ngược. Vàng phục hồi khi lạm phát giảm, đồng USD suy yếu và lãi suất giảm, tất cả đã tạo ra mối quan tâm mới đối với kim loại quý màu vàng Giá vàng còn chịu ảnh hưởng của lãi suất thực. Lãi suất thực là chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát. Lãi suất tăng khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư so với các tài sản có lãi suất như trái phiếu. Ông cũng ám chỉ rằng lạm phát làm suy yếu đồng USD, vốn thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn. Nếu các nhà đầu tư tránh sử dụng đồng USD như một hàng rào, họ sẽ chuyển sang vàng.
Đồ thị hiện tại giá Vàng vẫn trong một xu hướng tăng mà chưa có điểm đảo chiều giảm, hoặc có thể thấy hiện tại USD giảm và lãi suất cũng đang được kỳ vọng sẽ không còn tăng nhiều nữa thì kỳ vọng giảm của Vàng đã thay đổi, có thể lúc này các mối lo suy thoái kinh tế hiện hữu sẽ đẩy giá Vàng tăng cao hơn nữa, thậm chí có thể tăng trở lại ngưỡng trên 1950 Vùng đỉnh hiện tại đang có nhiều dấu hiệu không phải là mức kháng cự mạnh, giá đang được cho là sẽ vẫn còn có thể tăng do đó các chiến lược sell sẽ không hợp lý vào lúc này.