Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 15/2 cho biết cho biết Trung Quốc sẽ chiếm gần 50% mức tăng nhu cầu dầu thô trong năm 2023 sau khi nước này nới lỏng các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, hạn chế sản xuất có thể gây ra sự thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm. Trong báo cáo dầu hàng tháng, cơ quan có trụ sở tại Paris này cho biết nguồn cung từ OPEC+ dự kiến sẽ giảm do Nga đang chịu sức ép từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nguồn cung dầu thế giới có thể sẽ vượt nhu cầu trong nửa đầu năm 2023, nhưng cán cân này có thể nhanh chóng chuyển sang thâm hụt khi nhu cầu phục hồi và nguồn cung dầu từ Nga thắt chặt. IEA nhận thấy nhu cầu dầu có thể tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, trong đó Trung Quốc chiếm 900.000 thùng/ngày. Con số này tăng 100.000 thùng/ngày so với dự báo của tháng trước lên mức kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày. IEA cho biết thêm với việc đi lại bằng đường hàng không tăng mạnh khi đại dịch lùi dần, nhu cầu nhiên liệu máy bay dự kiến sẽ trở thành động lực phục hồi chính của nhu cầu toàn cầu.
phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy giá Dầu đang trong biên độ đi ngang, vùng hỗ trợ tạm thời 84/thùng có thể sẽ vẫn được duy trì và vùng kháng cự quan trọng 86/thùng hiện tại sẽ vẫn được xem là một mức kháng cự quan trọng của xu hướng lần này Có thể giá sẽ vẫn duy trì đi ngang cho đến hết tuần này và trong dài hạn xu hướng vẫn có thể giảm về lại vùng 80/thùng khi các lo ngại nhu cầu vẫn còn hạn chế và các mối lo suy thoái kinh tế có thể kéo theo đó là nhu cầu Dầu sẽ còn yếu Về phân tích kỹ thuật chúng ta có thể thấy giá Dầu hiện vẫn ở biên độ tích lũy từ 84-86/thùng do đó các tín hiệu giao dịch vẫn chưa thật sự rõ ràng