#TAanalysis🔥 GOLD tuần này sau khi US công bố dữ liệu Lạm phát CPI vào 13/9/22 đã nhanh chóng lập tức giảm hơn 30$ từ vùng 1,730 về lại 1,700$. Báo cáo CPI làm dấy lên lo ngại là FED sẽ tiếp tục các biện pháp thắt chặt tiền tệ của mình mạnh mẽ hơn bằng cách nâng lãi suất từ 75 bps (có khi là 100 bps theo 1 bộ phận giới đầu tư) vào kỳ họp FOMC Tháng 9 này diễn ra trong vài ngày tới.
Sau 1 ngày sideway biên hẹp quanh ngưỡng 1,700 - 1,707 hôm T4 14/9/22, GOLD đã bất ngờ giảm nhanh lủng mốc 1,700 vào đầu ngày và trở lại vùng hỗ trợ quan trọng của các lần giảm gần đây quanh 1,690 - sau đó lủng luôn vùng này về lại 1,68x.
Mức hỗ trợ trung hạn cứng 1 năm qua từ T8/2021 1,680 - 1,684 cũng ko giữ GOLD được lâu sau khi thị trường US công bố tin tức Báo cáo Doanh số bán lẻ, GOLD đã đâm lủng luôn vùng này với 1 cú giảm sốc 20$ xuyên thẳng về giá 1,660$ tối qua 15/9/2022.
Chúc mừng các bạn thường xuyên giao dịch và trao đổi với tôi đã kịp thời sell GOLD quanh 1,697 - 1,698 đầu buổi sáng ngày hôm qua 15/9 đánh về 1,680 - thậm chí tiếp tục vào sell quanh 1,690 - 1,691 ở những phản xạ bật giá sau đó để đánh lủng 1,680 về với vùng 1,660 tối qua. Các thành viên trong Hội đều có mức lợi nhuận khá tốt từ 150 - 300 pips, đó là thành quả của mọi người khi đã chăm chỉ, kiên nhẫn, kỷ luật GIAO DỊCH THUẬN XU HƯỚNG chỉ đánh 1 chiều sell dựa trên phân tích cơ bản từ các báo cáo gần đây, đặc biệt là báo cáo CPI.
#Tradeplan Chiến lược hôm nay 16/9 vẫn là CANH SELL CHỦ ĐẠO.
Kiến thức PTKT cơ bản vỡ lòng: "KHÁNG CỰ BỊ PHÁ TRỞ THÀNH HỖ TRỢ" - Cho tới khi nào GOLD còn nằm dưới 1,680 thì trend giảm giá mở rộng này còn hiệu lực cho đến vùng 1,64x hoặc xa hơn.
Sau 1 hôm giá giảm mạnh đột ngột như ngày hôm qua, thị trường hôm nay T6 cuối tuần được kỳ vọng là sideway chủ đạo cả ngày. Ai chưa hiểu lý do có thể trao đổi cùng tôi để giải thích kĩ hơn.
Trường hợp GOLD vượt qua được 1,672 thì nhanh chóng vào buy trở lại quanh 1,672 - 1,674, đánh lên kiểm tra vùng kháng cự 1,680.
#FAanalysis🔥 #EconData #16Sep2022 HÔM NAY THỊ TRƯỜNG CÓ GÌ HOT?
Các thông tin tiêu điểm của thị trường hôm nay như sau:
+ UK: Báo cáo Doanh số bán lẻ YoY (T8) + EU: Tỷ lệ lạm phát MoM & YoY Final (T8) + US: Báo cáo niềm tin Người tiêu dùng Michigan từ Prel (T9)
*** Thứ 6 máu chảy gần tim, mọi người giao dịch cẩn thận, chủ động đóng lệnh trước 19h00 để bảo vệ thành quả giao dịch cả tuần nhé.
Lạm phát nóng, lãi suất có thể tăng tròn 1 điểm phần trăm, kinh tế Mỹ trước nguy cơ hạ cánh cứng
“Khả năng trúng số độc đắc còn cao hơn khả năng Fed tạo ra được một cuộc hạ cánh mềm”, một chuyên gia nhận định sau khi báo cáo lạm phát tháng 8 của Mỹ được công bố vào ngày thứ Ba...
Hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đưa nền kinh tế nước này hạ cánh mềm đã bị “tạt một gáo nước lạnh” vào ngày thứ Ba, khi thống kê cho thấy lạm phát “nóng” hơn dự báo và châm ngòi cho một cuộc bán tháo dữ dội trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của nước này tăng 0,1% so với tháng 7, thay vì giảm 0,1% như dự báo trước đó của giới phân tích. Điều đáng lo ngại nhất đối với các nhà hoạch định chính sách là lạm phát lõi, thước đo không bao gồm những mặt hàng có mức độ biến động lớn như năng lượng và thực phẩm, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 7, lạm phát lõi tăng 5,9% so với cùng kỳ 2021.
Theo tờ Financial Times, những con số này đặt dấu chấm hết cho sự giải toả áp lực tạm thời mà các quan chức Fed có được sau khi báo cáo lạm phát tháng 7 cho thấy giá cả không tăng so với tháng trước đó.
“Chúng tôi không nhận thấy có bất kỳ điều gì có thể khiến Fed chọn một bước nhảy lãi suất ngắn hơn trong cuộc họp tháng này”. Chuyên gia kinh tế trưởng Brian Cloulton của Fitch Ratings.
Phố Wall đã sốc vì báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo. Chỉ số S&P 500 đóng cửa với mức giảm 4,3%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2020. Nasdaq - chỉ số của các cổ phiếu công nghệ vốn có mức độ nhạy cảm lớn với các kỳ vọng về lãi suất - kết thúc phiên ngày thứ Ba với mức giảm hơn 5%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ - vốn cực kỳ nhạy cảm với các kỳ vọng lãi suất - đồng loạt tăng mạnh. Lợi suất của kỳ hạn 2 năm tăng 0,2 điểm phần trăm, lên mức 3,75%.
Khả năng Fed nâng lãi suất với bước nhảy tròn 1 điểm phần trăm trong cuộc họp vào ngày 20-21/9 đã gia tăng mạnh sau khi báo cáo lạm phát được công bố. Theo dữ liệu từ CME Group, giới đầu tư đang đặt cược 30% vào bước nhảy lãi suất “khủng” này, từ mức 0% vào thời điểm đầu tuần. Tuy nhiên, phần lớn vẫn giữ kỳ vọng Fed nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, đưa lãi suất tham chiếu lên ngưỡng 3-3,25%.
Ông Steven Blitz, chuyên gia kinh tế trưởng về Mỹ của TS Lombard, nói rằng dữ liệu lạm phát vừa công bố cộng thêm tiền lương tăng và một thị trường lao động thắt chặt đồng nghĩa Fed “sẽ không tạo ra được câu chuyện cổ tích hạ cánh mềm”. “Khả năng trúng số độc đắc còn cao hơn khả năng Fed tạo ra được một cuộc hạ cánh mềm”, ông Blitz nói.
“Chúng tôi không nhận thấy có bất kỳ điều gì có thể khiến Fed chọn một bước nhảy lãi suất ngắn hơn trong cuộc họp tháng này”, chuyên gia kinh tế trưởng Brian Cloulton của Fitch Ratings nhận định.
Tổng thống Joe Biden và các cố vấn kinh tế của ông đã kỳ vọng vào một sự giảm nhiệt của lạm phát, nhất là sau khi Quốc hội Mỹ gần đây thông qua Đạo luật Giảm lạm phát do ông Biden khởi xướng và nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.
Ngày 13/9, ông Biden đã phát biểu tại một sự kiện ăn mừng việc đạo luật trên được thông qua. Ông nhấn mạnh rằng giá xăng đã giảm trong mùa hè này và “chúng ta đang đạt được bước tiến” trong việc chống lạm phát.
Tuy nhiên, phe Cộng hoà đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích. “Chỉ vài giờ sau bản báo cáo lạm phát tồi tệ, Nhà Trắng vẫn còn ăn mừng ‘lạm phát giảm’”, thủ lĩnh của các nghị sỹ Cộng hoà tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, viết trên mạng xã hội Twitter.
Lạm phát ở Mỹ leo thang bất chấp giá xăng dầu đã giảm xuống trong những tháng gần đây. Đầu mùa hè, giá xăng bán lẻ bình quân ở Mỹ lập kỷ lục trên 5 USD/gallon do giá dầu thế giới tăng vọt trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine. Gần đây, giá xăng ở Mỹ đã giảm về ngưỡng 3,7 USD/gallon - theo dữ liệu từ Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA).
Trong những tuần gần đây, các nhà hoạch định chính sách của Fed liên tục khẳng định cam kết đưa lạm phát về tầm kiểm soát và cảnh báo về những rủi ro từ việc để cho áp lực giá cả bám rễ sâu và dai dẳng trong nền kinh tế. Tuần trước, cả Chủ tịch Fed Jerome Powell và Phó chủ tịch Fed Lael Brainard cùng nói rằng nếu không kéo được lạm phát xuống và để cho các kỳ vọng lạm phát trong tương lai trở thành một vòng xoáy đi lên, thiệt hại kinh tế về sau sẽ càng lớn.
Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách cũng lo ngại rằng xu hướng giảm gần đây của giá xăng sẽ không duy trì lâu, nhất là khi giá năng lượng có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian còn lại của năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đã cảnh báo về khả năng như vậy vào cuối tuần vừa rồi, đề cập khả năng sự khan hiếm năng lượng trầm trọng trên diện rộng ở châu Âu khi Liên minh châu Âu (EU) cấm vận dầu Nga từ tháng 12.