Vẫn chờ đợi để mua dầu quanh vùng 82$

Như vậy đối với tình hình của dầu thô hiện tại chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi thêm tín hiệu để đưa ra chiến lược hợp lý. Nghe có vẻ thật nhàm chán đúng không nhỉ nhưng thực sự với tình hình hiện giờ việc chờ mua dầu mới thực sự là một chiến lược hiệu quả, vậy hiệu quả như thế nào Ánh sẽ cùng mọi người đi phân tích về chủ đề dầu thô nhé.

Đầu tiên, chúng ta cùng nhìn sơ qua những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến giá dầu khoảng thời gian gần đây:

(1) Dữ liệu công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 10 đã thấp hơn so với kỳ vọng đưa ra khi CPI tăng 7,7% so với mức tăng cùng kỳ năm trước, đồng thời cũng giảm đáng kể so với mức tăng 8,2% trong tháng 9 năm nay. Tuy nhiên nếu nhìn trong bối cảnh hiện tại thì mức giảm này vẫn chưa thực sự đáng kể nếu như so với mục tiêu dài hạn của FED. Do đó Ánh cho rằng việc của các nhà đầu tư chúng ta bây giờ vẫn là không nên fomo và vẫn chờ tiếp thêm những phát biểu mới từ FED. Thêm nữa, việc CPI của Mỹ trong tháng 10 đã thấp hơn so với dự báo khiến các nhà đầu tư kỳ vọng rằng FED sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% trong tháng 12 này và điều này cũng phản ánh ngay lập tức lên dầu thô khi đã có hai ngày tăng giá sau đó. Hơn nữa, nếu như FED tiếp tục mạnh tay như vậy sẽ khiến nền kinh tế Mỹ đến gần hơn với bờ vực suy thoái, và điều này dĩ nhiên là không tốt với dầu thô.

(2) Trong tuần vừa rồi, theo Dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần vừa qua đã tăng 3,9 triệu thùng lên 440,8 triệu thùng, tăng cao hơn so với dự kiến của các nhà phân tích là 1,4 triệu thùng. Trong khi đó, dự trữ xăng của Mỹ giảm 900.000 thùng xuống còn 205,7 triệu thùng; dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, giảm khoảng 500.000 thùng. Tiếp đến, Ủy viên Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson cho hay, bà đã thông báo cho Na Uy về các biện pháp khẩn cấp để giải quyết giá năng lượng ở mức cao, bao gồm cả việc giới hạn giá khí đốt tự nhiên. Như vậy có thể giải thích được việc giá dầu thô giảm những ngày trước đó là đến từ nguồn cung từ Mỹ đã vượt dự báo so với trước đó.

(3) Đầu tháng 12 đến, Liên Minh Châu Âu (EU) sẽ bắt đầu cấm nhập khẩu dầu thô của Nga và từ đầu tháng 2 năm sau sẽ cấm các sản phẩm dầu của Nga, việc này sẽ khiến cho Nga phải đi tìm nguồn nhập khác đó chính là Trung Quốc và Ấn Độ hiện là hai quốc gia đang tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới, bởi vì hồ chứa ở nước này là không đủ so với lượng dầu thô sản xuất ra và việc cắt giảm sản xuất đôi khi dẫn đến sự thiệt hại hơn nếu xét về bối cảnh dài hạn tại quốc gia này do đó việc tìm đối tác tiêu thụ khi EU cấm nhập dầu thô Nga là một việc hết sức cần thiết.

(4) Gía dầu đã có những biến động trái chiều khi Trung Quốc, nhà tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới đang có kế hoạch mở cửa trở lại khi giảm thời gian cách lý với khách du lịch xuống chỉ còn 5 ngày, chưa kể đến là kế hoạch hỗ trợ thị trường bất động sản của quốc gia này và câu hỏi mà Ánh vẫn đang hoài nghi là liệu Trung Quốc không thể "chịu đựng nỗi" khi thực hiện chính sách zero-covid bởi vì việc mở cửa trở lại cho thấy Trung Quốc đã thừa nhận sự thất bại của mình.

Về đồ thị kĩ thuật
Chiến lược của chúng ta đối với dầu thô vẫn là chờ mua khi mà vào phiên ngày 14/11 dầu đã có một thanh nến giảm có hình dạng tương đồng với nến bearish marubozu đã từ chối tín hiệu tăng giá từ mẫu hình sao mai vừa được hình thành trong ba phiên ngày 9-11/11. Về tổng quan xu hướng thì dầu vẫn đang đi ngang nên việc chờ mua dầu ở vùng dưới của trading range vẫn là chiến lược hợp lý và hiệu quả nhất.

Lê Ngọc Ánh, Trưởng phòng phân tích Esperio

คำจำกัดสิทธิ์ความรับผิดชอบ